Hiện nay có Nghị Định 27/2014/ NĐ- CP ra đời với mục đích bảo vệ quyền lợi cho người giúp việc gia đình, người giúp việc gia đình băn khoăn, không hiểu tới những quy định đã được đề ra. Chị Minh người làm giúp việc cho gia đình ở Hà Nội hiện đã được 5 năm cho biết, hàng tháng chị làm thu nhập được là 5 triệu đồng/tháng đã bao gồm việc ăn ở, ngoài ra chưa kể thưởng hay quà cáp gì nên không cần chi tiêu bất cứ chi phí gì. Chị Minh thấy thế là ổn nên cũng không muốn tính thêm giờ hay này nọ, quê chị lại ở Hà Tĩnh nên mỗi lần về quê đều phải mất ít nhất  ngày, nếu quy định được nghỉ 4 ngày thì biết đi đâu, chị Minh rất băn khoăn. Chị Minh cho rằng việc thỏa thuận, quan hệ giữa cô giúp việc và chủ nhà thì nên thỏa thuận bằng miệng với nhau, trong quá trình hai bên làm việc nếu không vừa lòng sẽ được góp ý và cùng thay đổi, chứ hợp đồng giấy trắng mực đen thì có muốn thay đổi thì rất phiền phức, đã sống với nhau trong gia đình cần có cái tình chứ cứ đưa luật ra lại khó sống hơn.

Mà lao động giúp việc gia đình lại thường là người làm nông làm ruộng, nên tìm đến các công việc theo thời vụ, ít có ý định gắn bó với nghề do vậy họ cũng không muốn ghi trong hợp đồng làm việc gì cho phức tạp.

Người giúp việc không quan tâm tới quy định

Người giúp việc không quan tâm tới quy định

Theo thông tư 19 yêu cầu giờ làm việc của lao động thì không được qua 8 giờ / ngày và 40 giờ /tuần. Người lao động được nghỉ mỗi ngày ít nhất 8 giờ trong đó phải có 6 giờ liên tục, một tháng được nghỉ 4 ngày hoặc nghỉ 12 ngày vẫn được hưởng nguyên lương nếu làm đủ 12 tháng.

Như chị Thanh tại Mỹ Đình cho biết, chị đang thuê người giúp việc cho hay, công việc chính của người làm là chăm trẻ vì thế giờ ăn, giờ ngủ của bé thì làm sao xác nhận được làm 8 tiếng trên ngày như các công việc phổ thông khác.

Còn nghị định quy định giúp việc làm thêm ngày lễ Tết thì được hưởng lương tới 300% nhưng ngày nghỉ vẫn được tính 200% như các ngành nghề khác mà vẫn được hưởng 200% tiền lương thì đúng là mơ ước của giúp việc.

Còn việc quy định tiền lương của người giúp việc trong đó bao gồm chi phí ăn ở của người lao động mà được hai bên thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Điều này lại được chị Thanh đồng tình, vì thực tế tiền lương và chi phí ăn ở cho người giúp việc hiện đang được chi trả cao hơn với quy định. Chị Thanh chỉ bức xúc về tiền lương làm thêm giờ, chế độ ngày nghỉ, chị bày tỏ nếu cứ ngày nghỉ giúp việc được nghỉ thì thuê giúp việc về để làm gì.

Vấn đề đóng bảo hiểm xã hội cho người làm cũng khiến cho các gia đình chủ thấy băn khoăn bỏi người đi làm giúp việc là những người đã lớn tuổi, nghỉ hưu hay trẻ em thì đóng bảo hiểm làm gì. Khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội này không biết là do người giúp việc đóng hay nhà chủ chi trả?

Bình luận

comments