Giúp việc gia đình không còn xa lạ gì với chúng ta. Phần lớn các gia đình ở đô thị đều có người giúp việc. Hiện nay pháp luật nhà nước đã công nhận nghề giúp việc là một nghề chính đáng trong xã hội đương nhiên là có những quy định mang tính pháp luật khi thuê giúp việc. Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm là vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động nhất là vấn đề quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng người giúp việc. Trước khi thuê người giúp việc chủ nhà nên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến hợp đồng lao động. Các gia đình có thể đến các trung tâm giúp việc uy tín tại Hà Nội để được tư vấn thêm các thông tin, điều khoản quy định trong hợp đồng.

Quy định chấm dứt hợp đồng người giúp việc.

Quy định chấm dứt hợp đồng người giúp việc.

Theo điều  11 Nghị định 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình có quy định về thời hạn báo trước khi người giúp việc gia đình muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là:

1. Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo hợp đồng lao động

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng kỳ hạn theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;

c) Không được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh theo hợp đồng lao động;

d) Bị ốm đau, tai nạn không thể tiếp tục làm việc.

3. Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động;

b) Khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho người sử dụng lao động biết mà chưa được khắc phục;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.

Bình luận

comments