Giúp việc là đã được pháp luật công nhận là một nghề trong xã hội,  vì vậy những điều luật lao động liên quan đến hoạt động thuê giúp việc cũng được nhiều người quan tâm tới. Tranh cãi xung quanh vấn đề có cần phải đóng bảo hiểm xã hội cho người làm nghề giúp việc không?

Bảo hiểm xã hội cho người giúp việc

Bảo hiểm xã hội cho người giúp việc

Mới đây bà Tống thị Minh_Vụ trưởng Vụ lao động tiền lương ( Bộ Lao động thương binh và xã hội ) đã giải đáp những thắc mắc của người dân xung quanh vấn đề bảo hiểm cho người giúp viêc.

Trao đổi với cơ quan truyền thông, bà Minh cho biết, theo nghị định  số 27 của Chính phủ về quản lý lao động giúp việc gia đình, không bắt buộc chủ sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cụ thể việc đóng bảo hiểm xã hội hay không là phụ thuộc vào  thỏa thuận giữa hai bên chủ sử dụng lao động và người lao động.

Lao động làm nghề giúp việc gia đình không nằm trong diện bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội  vì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là các cơ sở, đơn vị sử dụng từ 10 lao động trở lên. Nếu như hai bên có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ sử dụng hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong hợp đồng lao động phải quy định rõ đâu là khoản  bảo hiểm xã hội lao động , đâu là khoản tiền lương người giúp việc  hay trả bảo hiểm xã hội gộp vào lương như thế nào?

 

Đa số hoạt động thuê giúp việc là thỏa thuận bằng miệng giữa hai bên chủ thuê và người làm thuê. Hiện nay chưa có mẫu hợp đồng lao động chính thức nào được đưa ra vì vậy nhiều người vẫn còn băn khoăn khi soạn thảo hợp đồng thuê lao động.

Về vấn đề tiếp nhận các đăng ký hợp đồng lao động nhiều người vẫn còn chưa rõ ràng.  Đại diện bộ Lao động cho biết, xã phường nào cũng có cán bộ làm công tác lao động thương binh xã hội. Các cán bộ này sẽ là người tiếp nhận các hợp đồng đăng ký, tiếp nhận các trường hợp tố cáo của người lao động.

Nếu như người lao động thông qua các trung tâm dịch vụ tìm người giúp việc, khi xảy ra tranh chấp có thể liên lạc với các trung tâm này để giải quyết trước khi đưa ra pháp luật

Trong trường hợp có tranh chấp lao động thì đại diện đứng ra xử lý tranh chấp là trọng tài lao động cấp quận, huyện. Nếu tranh chấp không thể xử lý nữa thì có thể kiện ra tòa.

Xem thêm  quy định pháp luật trong việc thuê người giúp việc :  https://trungtamnguoigiupviec.com/tin-tuc/quy-dinh-phap-luat-trong-viec-thue-nguoi-giup-viec/

 

Bình luận

comments