Để có được người giúp việc tốt đã khó, nhưng để giữ chân họ lại càng khó hơn. Cho nên sau khi tuyển người giúp việc hợp lý rồi bạn cần phải đối xử thế nào thật khéo léo để họ cảm thấy được tôn trọng, yêu quý và tận tâm gắn bó lâu dài với bạn.

Làm cách nào để giữ chân người giúp việc

Làm cách nào để giữ chân người giúp việc

Theo chuyên gia tâm lý Lã Thị Bưởi cho biết: bạn cần hiểu được tâm lý của người giúp việc để có cách cư xử phù hợp nhất. Có một số trường hợp cụ thể sau:

+  Độ tuổi dưới 20 tuổi:Những người tìm việc làm giúp việc nhà  ở độ tuổi người giúp việc cong chưa chín chắn nên đôi lúc có thể sao nhãng với công việc hoặc có những quyết định bồng bột như: bỏ đi chơi, tự nhiên xin nghỉ việc, đôi khi giận hờn vô cớ… Nếu bạn muốn giữ chân họ lâu dài, bạn nên trò chuyện nhiều hơn để biết tâm tư,suy nghĩ và  nguyện vọng của các em, thường xuyên động viên các em gọi điện thoại hỏi thăm người thân cho đỡ nhớ (nhưng cũng phải có thời gian cụ thể, tránh tình trạng nấu cháo điện thoại). Thỉnh thoảng, bạn nên mua những món quà hay quần áo mà họ thích. Nếu có điều kiện, bạn cũng nên cho các em đi học thêm các ngành phụ vào thời gian rỗi như làm đầu, cắt may, …

+  Tuổi từ 25 – 45 tuổi: Với độ tuổi này, người giúp việc đã chín chắn hơn, có nhiều kinh nghiệm làm và cung hiểu biết nhiều hơn. Cho nên bạn không mất nhiều thời gian đào tạo. Vì vậy để họ gắn bó lâu dài với bạn thì bạn cần đưa ra mức thu nhập phù hợp nhất. Mỗi khi họ xin về quê, bạn nên mua những món đồ như bánh kẹo, quần áo hay thực phẩm làm quà cho người thân ở nhà của họ. Do vốn sống tốt, có thể còn nhiều tuổi hơn chủ nhà nên có lúc, họ tỏ ra khó tính, mưu mô,… Vì vậy, bạn phải nghiêm khắc để họ thấy được ranh giới giữa chủ nhà và người giúp việc. Khiến họ phải tuân thủ và làm theo chính kiến của gia chủ.

+ Ở ngoài 50 tuổi: độ tuổi này, các bà, các chị rất dễ tự ái, hay quên và sức khỏe không còn được tốt cho lắm nên cũng không làm được nhiều việc. Với những người giúp việc cao tuổi, bạn phải khéo léo một chút, có việc gì không vừa ý cũng không nên nổi giận với họ, nhất là khi có mặt người khác. Trong cách nói năng, xưng hô bạn cũng nên để ý một chút. Nếu không bằng lòng việc gì, bạn nên từ tốn nhưng nên có quan điểm thẳng thắn để nói chuyện với họ… Đặc biệt, hãy thường xuyên hỏi thăm sức khỏe và mua cho họ những món quà nhỏ có ý nghĩa trong những dịp thiết thực nào đó.

Dưới đây là một số kinh nghiệm của các gia đình khi thuê người giúp việc qua các trung tâm giúp việc:

Theo các gia đình  đã thành công trong việc giữ người cho biết việc tính lương nên được bắt đầu ở mức thấp hơn so với giá thị trường để rồi sau đó còn có dịp tăng lương. Đây cũng là cách để người giúp việc cảm thấy vui vẻ và có hứng thú nhiều hơn với công việc họ đang làm. Cũng chỉ nên trả lương vào cuối tháng. Nếu người giúp việc quê xa, một năm chỉ được về 1 đến 2 lần có phụ cấp tàu xe. Nếu quê ở gần, có thể cho về  nhiều hơn, nhưng cũng phải quy định số lần có phụ cấp, nếu đi nhiều hơn thì phải tự lo tàu xe. Mỗi năm chỉ được nghỉ một số ngày nhất định, nếu nghỉ quá trừ vào lương.

Chị Yến quận 7, TP HCM đã chia sẻ: “Mỗi năm, ngoài lương tháng, mình cho thêm người giúp việc 2 lần tiền may quần áo, Tết thưởng thêm tháng lương 13, trung thu và tết tây cho thêm 100 nghìn  đồng, nếu đến sinh nhật thì có thể tặng quà”. Ngoài ra, chị còn dạy con phải lễ phép và tôn trọng người giúp việc. Với hai đứa con của chị không có khái niệm người làm mà chỉ biết có bảo mẫu mà thôi.

Về chuyện tăng lương, thì chị cho rằng nên để gần Tết rồi tăng; Tết mà về với tâm trạng sẽ được tăng lương thì người giúp việc sẽ có động cơ mau chóng trở lại hơn.

Một số phụ nữ khác còn có chiêu tặng quà cho gia đình người giúp việc mỗi khi họ về quê; hoặc là tặng những đồ còn tốt trong nhà mà mình mà không dùng đến.

Bạn có thể xem thêm

Tết đến lo giữ chân osin.

Bình luận

comments